Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

TRANH THỦY MẶC TRUYỀN THỐNG & THƯ PHÁP TRUNG QUỐC.



TRANH THỦY MẶC.


Tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc có mặt tại VN chúng ta đã từ nhiều thế kỷ qua. Có hai nguyên nhân chính. 
             - Một là do những đường giao lưu văn hóa hay của những người di dân mang theo.
- Hai là do những người Trung Quốc sống định cư lâu đời cư ngụ tại các địa phương vẽ để lại. 
          Tất cả trở thành nền văn hóa có nguồn gốc hay bản sắc nước ngoài. Mọi thứ ngoại lai đó đã làm cho phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa bản địa. Không những thế đôi khi nó còn trở thành một sở thích cho dân bản xứ sử dụng thường xuyên cần yếu trong nếp sinh hoạt hàng ngày...Tranh thủy mặc là một trong những trường hợp đó ở VN chúng ta....


Bà Nữ Oa. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 63.5cm x 128cm. Vẽ năm 1988.


                 Hoa Mẫu Đơn.  Mực nho màu /giấy xín chỉ. Cỡ 62cm x 128cm. Vẽ năm 1999.

     Trong tác phẩm này họa sĩ vẽ tất cả có 08 đóa hoa ( Bát Tiên ). Có 07 đóa mang những màu như: 03 đỏ, 02 xanh, 02 tím ( Thất Hiền ) và duy nhất một bông màu vàng đứng đầu tiên ( Chủ ). Tiếp sau là các bông màu khác. Theo như ý ẩn dụ xưa nay. Màu vàng thường dành cho vua ( Chủ ). Các màu như : đỏ, xanh, tím dành cho các quan văn võ trong triều. Cũng như trong truyền thuyết của Trung Hoa có Thất Hiền và Bát Tiên. Nếu dựa vào những ý tưởng ẩn dụ như thế ở trong tác phẩm này ta có thể hiểu rằng:
           " Một vị chủ có được bảy người hiền phò tá sẽ trở thành Bát Tiên?"


   Đàn gà con. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 43cm x 92cm. Vẽ năm 1959.


                     Đạt Ma. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 61cm x 130cm. Vẽ năm Tân Mùi.


 Đạt Ma. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ  64.5cm x 131cm. Vẽ năm Bính Tý.


                                 Đạt Ma. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 41cm x 136cm. Vẽ năm ?.
                 


                   Đới ngoan Quân. Lan. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 31cm x 54cm. Vẽ năm 1959.


     Hình 01.  Đới ngoan Quân. Thiệp chúc Xuân. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 10cm x  17.2cm. Vẽ năm ?.



       Hinh 01/1.   Cung hạ tân xuân.


                                   Hình 01/2.   Long Đán


                          Hình 01/3.   Xuân chí nhân gian.
                    Ba con dấu do Đới Ngoan Quân khắc và sử dụng trên tấm thiếp chúc Xuân.
Với kỹ thuật điêu luyện, cách bố trí đường nét tinh tế cùng từng mũi khắc sắc xảo cho thấy trình độ bậc thày trong làng điêu khắc người Hoa Cholon tại Việt Nam.



 Catalogue về triển lãm những kiểu mặt nạ trong hát Bội Trung Quốc của Đới ngoan Quân năm 1960.

    
   Đới Ngoan Quân 戴頑君 (1913 - 2003 ), người thành phố Hành Thuỷ 衡水市tỉnh Hà Bắc河北, từ thuở nhỏ đã yêu thích hội hoạ truyền thống. Năm 20 tuổi vào học ở Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh 北京美術學院. Trong chiến tranh kháng Nhật, Đới Ngoan Quân bỏ học tòng quân. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông theo quân đội Trung Hoa sang Việt Nam tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản. Sau năm 1946, Đới Ngoan Quân giải ngũ và định cư Sài Gòn, theo nghiệp giảng dạy hội hoạ, năm 1976 di cư Paris (1), sống ở đây đến cuối đời, nhiều năm làm cố vấn văn hoá cho Âu Châu Thời báo.
   Năm 1954, khi trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật [Sài Gòn] thành lập, Đới Ngoan Quân được mời giảng dạy bộ môn Quốc hoạ Trung Hoa. Vốn là hoạ sĩ theo Kinh phái [Quốc hoạ truyền thống], ông sở trường công bút và ngoài tài nghệ hội hoạ còn nổi danh với những tác phẩm điêu khắc tinh xảo trên các loại vật liệu ngà, xương, đá v.v. (2) Trong lĩnh vực thư pháp, Đới Ngoan Quân cũng nổi danh với thể chữ Lệ, nhiều văn nhân hoạ gia đương thời đã nhờ ông đề chữ nhan đề lên thi văn tập hoặc vựng tập, việc này ngoài ý nghĩa kỷ niệm sự giao tình, nó còn biểu lộ sự trọng thị tài năng và phẩm chất của ông trong cộng đồng.   
   Giỏi văn chương và được đào tạo nghệ thuật trong chốn hàn lâm nên ngoài tài năng về  thư hoạ điêu khắc, Đới Ngoan Quân còn có thêm sự hiểu biết sâu rộng về lý thuyết hội hoạ. Am hiểu về phong cách đặc điểm các hoạ phái cộng với biệt nhãn khi xem tranh, ông lại được giới thư hoạ gia đương thời khâm phục trong việc bình điểm tác phẩm. Các hoạ gia nổi danh như Lương Thiếu Hàng, Hoàng Hữu Mai, Hà Lãn Hùng...đã từng nhờ Đới Ngoan Quân viết lời tựa hoặc đề từ cho các ấn phẩm của họ (3).
Tác phẩm của Đới Ngoan Quân gồm các loại như tranh thuỷ mặc, triện khắc, thư pháp, điêu khắc vi tế … đều được giới sưu tập trân quý, nhiều bảo tàng viện trên thế giới trưng bày. Ngoài những lần triển lãm ở Việt Nam và Pháp, trước sau có hơn 10 lần triển lãm tại ở các quốc gia khác. Tác phẩm “ Thiên phong hải đào - 天風海濤”  in trong vựng tập Việt Nam Sùng Chính Y viện Thư Hoạ nghĩa triển đặc tập (4) cho thấy rất rõ phong cách thuỷ mặc Kinh phái của Đới Ngoan Quân, bút pháp rắn chắc mà nhuần nhã, sử dụng công bút vừa đủ ở không gian cận cảnh, vừa hiện thực vừa ẩn dụ về những làn sóng biển mạnh mẽ hàng hàng lớp lớp, khiến người xem như nghe thấy trong tranh có tiếng gào rít và sự chuyển động của gió. Tác phẩm điêu khắc vi tế nổi tiếng nhất là văn bản Thánh Kinh- Tân ước toàn thư [ 馬可福音] được khắc trên phiến ngà voi 7 x 8 cm, toàn văn 16 chương cộng 18.000 chữ, khắc theo thể chữ Khải, cùng với phiến ngà khắc văn bản là 7 phiến khác khắc tranh minh hoạ, bộ ngà 8 miếng này hiện thuộc sở hữu của Bảo tàng viện Toà Thánh Vatican.
Năm 1985, Đới Ngoan Quân được phong Viện sĩ Danh dự Học viện Mỹ thuật Da Vinci [Italia]. Tại Pháp, năm 1986, thành phố Long le Saunier tặng Kỷ niệm chương Văn hoá, cùng năm này, thành phố Montelimar cử ông làm Chủ tịch Danh dự cho cuộc triễn lãm Tác phẩm mỹ thuật vi tế thế giới. Ngày 12 tháng 10 năm 1998, Đới Ngoan Quân được Thị trưởng Paris tặng Huy chương Văn hoá thành phố Paris, trong buổi lễ được tổ chức rất long trọng này, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Sái Phương Bá蔡方柏 đã đọc diễn từ có đoạn: “ Ông Đới là một nhà ái quốc vĩ đại, là một nghệ thuật gia đa tài đa nghệ, thấm nhuần và am hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Quốc, trong con người ông tập trung nhiều phẩm chất ưu tú của dân tộc Trung Hoa.” (5). Trong cuộc sống, Đới Ngoan Quân rất nhiệt tâm trong việc công ích, Hoa kiều các giới tại Pháp một mực kính trọng. Tên Đới Ngoan Quân được ghi nhận trong Từ điển danh nhân nghệ thuật thế giới, Pháp quốc Mỹ thuật niên giám, Đương đại Thư hoạ triện khắc gia từ điển, Thế giới Hoa kiều Hoa nhân từ điển .v.v. (6)
   Hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam 30 năm, với khoảng 20 năm dạy vẽ tại trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật, ảnh hưởng của Đới Ngoan Quân đối với giới hoạ sĩ hàn lâm khá lớn, nhất là đối với những hoạ sĩ vẽ tranh lụa và tranh màu nước. Là hoạ sĩ theo Kinh phái, Đới Ngoan Quân khẳng định sự nghiệp hội hoạ và suốt đời theo phong cách của phái này. Kinh phái 京派hình thành khoảng đầu thế kỷ XX ở vùng Bắc Kinh, với các hoạ gia tiêu biểu như Kim Thành 金城(1878-1926), Diêu Hoa 姚華(1876-1930). Trong giai đoạn Quốc hoạ Trung Hoa đang hồi nhàm chán và bế tắc, hoạ sĩ theo hội hoạ truyền thống đã ra sức bảo tồn bằng những tìm tòi, gia giảm trong kỹ thuật bút pháp và  ý đồ nghệ thuật, cố gắng đưa hội hoạ truyền thống mang một sinh lực mới, đủ sức hấp dẫn thanh niên đương thời. Các hoạ sĩ Kinh phái vận động các trường học tổ chức giảng dạy môn quốc hoạ và để cố kết tinh thần thanh niên đối với văn hoá truyền thống, họ gọi Kinh phái là Quốc tuý phái 國粹派 (7). Trong nhiều thành công của một đời người, điều đáng nói ở Đới Ngoan Quân có lẽ là việc ông đã dành cả đời vào mục tiêu phổ biến quốc hoạ Trung Hoa trên không gian Á- Âu rộng lớn.   



Chú thích
  1. theo Âu Châu Thời báo, bản Trung văn, số ra ngày 15 tháng 10 năm 1998. 歐洲時報- 星期四 15 Octobre 1998 . “戴頑君榮獲巴黎市文化銀質獎章
  2. theo Văn hoá & nghệ thuật người Hoa thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tác giả, Trung tâm văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, 2006. [ Phạm Hoàng Quân, Chương VIII, Hội hoạ và Thư pháp người Hoa TP. HCM], trang 233.
  3. Đề từ cho Nam Tú hoạ tập đệ nhị tập (1967) của thầy trò Lương Thiếu Hàng; đề tựa cho Hữu Mai hoạ tập 友梅畫集(1958) của Hoàng Hữu Mai黄友梅; viết lời giới thiệu các tác giả cho Cổ Tùng Hiên sư sinh tác phẩm niên triển tập 古松軒師生作品年展集(1973) của thầy trò Hà Lãng Hùng何嬾熊
  4. Việt Nam Sùng Chính Y viện Thư Hoạ nghĩa triển đặc tập 越南崇正醫院書畫義展特輯, Hoa Nghệ Kha Thức ấn vụ cục xuất bản 華藝柯式印務局, Chợ Lớn 堤岸, 1970. (trang 64)
  5. theo Âu Châu Thời báo, bản Trung văn, số ra ngày 15 tháng 10 năm 1998.
  6. theo Âu Châu Thời báo, bản Trung văn, số ra ngày 15 tháng 10 năm 1998. Các sách này Âu Châu thời báo chỉ nêu tên sách, không rõ quốc gia xuất bản, nhà xuất bản và năm xuất bản. Ban biên tập và độc giả có thể tra cứu thêm để xác thực.
  7. theo Vương Bá Mẫn 王伯敏, Trung Quốc Hội hoạ thông sử 中国绘画通史,  Tam Liên thư điếm xuất bản 生活-讀書-新知 三联書店, Bắc Kinh, 2000. [tập hạ, trang 404-407]. 
(Bài viết của Học giả. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm hoàng Quân.)


                                 Lâm vỹ Hành. Trúc. Kích thước: 25cm x 33cm. Vẽ trước 1975.


                         Lý mạn Thạch. Thảo trùng. Kích thước: 30cm x 37cm. Vẽ trước 1975.

Tiu s   Ly mn Thch.

李曼石(1911— 1991),字筱白,原籍百粵,允文允武,自幼嗜丹青。少年遊學於滬,啟蒙於嶺南派先進高奇?宗師門下,1931年廣州嶺南藝院畢業後,報國志切,投筆從戎,考入中央軍校,就讀於廣州燕塘步科,復從趙少昂先生遊。軍校畢業,服務軍旅,歷任國軍各級部隊長,級至陸軍少將。在抗日剿匪戡亂期間,轉戰沙場仍不停畫筆,描寫戰地景色,展諸大後方,得資以之捐濟難民,時譽稱之。抗戰勝利,創中國藝術學院於八桂,1949年大陸淪陷於赤禍,學院遷香港復課。李先生居港三十餘年,從事藝術教育,桃李遍世界各國,蜚聲於時。嶺南派國畫在其教學相長之經驗推進下,達真善美之至高境界。李曼石先生一生寫作,別具清新格調,有自我創作的風貌,及深厚的內涵,詩中有畫,畫中有詩,故其作品,時下有識之士每稱之為「標準嶺南派」,誠非虛語


Lee Man Shek (李曼石) was born in 1911. Other names are Lieh-hung, alias Hsiao-pai. A native of Yu-lin District Kwangsi. Graduated from the Lingnan Institute of Fine Arts. Participated several times in the National Arts Exhibition of China and the teacher-pupil exhibitionof the Institute of Chinese Arts. 1961 exhibited in Cambodia, 1962 in Vietnam, 1967 in Bangkok, Thailand and in 1970 exhibited in Taiwan. Prefers Chinese painting, and is skilled in various subjects including bird-and-flower painting, landscapes, figures and fish paintings. His publications include 'The Trend of Chinese Painting'. He had also been the principal of the Institute of Chinese Arts, Hong Kong.


                               Trương vỹ Hoành. Trúc thạch. Kích thước: 60cm x 120cm.
                                     Phỏng theo phép vẽ của Cố Khải Chi. Vẽ năm 1967.



                   Hà Thân Hi. Song điểu. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 33.5cm x 67.5cm. Vẽ năm ?.


                                                   
                     Hạc đỉnh hồng. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 43cm x 90cm. Vẽ năm 1985.


                            Hằng Nga. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 53cm x 99cm. Vẽ năm ?.


                               Hoa Điểu. Lâm Hoa. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 30cm x 92cm. Vẽ năm ?.


         Hoa Mẫu Đơn. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 50cm x  10cm. Vẽ năm 1986.


                    Lý văn Sĩ. Mẫu Đơn. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 54cm x  100cm. Vẽ năm 1990.


                           Quần ngư. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 64cm x  129cm. Vẽ năm 1995.


         Trần chương Khanh.( 陳章卿 ). Hoa Điểu. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 33cm x 45cm. Vẽ năm Canh Tuất.

                        Song Ngư. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 52cm x  116.5cm. Vẽ năm 1960.


         
Lý tùng Niên. Sơn thủy. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 54cm x  100cm. Vẽ năm. Trước 1975.


                         Mai Đỏ. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ 66cm x  136cm. Vẽ năm ?.


                         Mai Tím. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ  32cm x  109cm. Vẽ năm 2002.


                               Mai Tím. Mực nho màu/giấy xín chỉ. Cỡ  32cm x  109cm. Vẽ năm 2002.


                            Mãn đình Hồng. Mực nho màu/lụa. Cỡ  44cm x  105cm. Vẽ năm ?.


         Phùng Dũ. Dũng vãng trực tiền.  Mực nho /giấy. Cỡ  43cm x  69.5cm. Vẽ năm Tân Ty. .


                Phùng thụ Thành. Hoa điểu.  Mực nho /giấy. Cỡ  32cm x  42cm. Vẽ năm Quí Hợi (1983). .


          Quân Khả. Tứ bình. ( Tôm-cá-trúc-ếch)
         Mực nho /giấy. Cỡ 26.5cm x  34cm. Vẽ năm Giáp Thân(1944).

          Quân Khả. Tứ bình.( Tôm-cá-trúc-ếch)
           Mực nho /giấy. Cỡ 26.5cm x  34cm. Vẽ năm Giáp Thân(1944).

        Quân Khả. Tứ bình.( Tôm-cá-trúc-ếch)
        Mực nho /giấy. Cỡ 26.5cm x  34cm. Vẽ năm Giáp Thân(1944).

      Quân Khả. Tứ bình.( Tôm-cá-trúc-ếch). Mực nho /giấy. Cỡ 26.5cm x  34cm. Vẽ năm Giáp Thân (1944). .


    Quân Khả. Tứ bình/ Bốn loại Hoa. Mực nho màu /giấy. Cỡ 26.5cm x  34cm. Vẽ năm ?. .

     Quân Khả. Tứ bình/ Bốn loại Hoa. Mực nho màu/giấy. Cỡ 26.5cm x  34cm. Vẽ năm ?.

     Quân Khả. Tứ bình/ Bốn loại Hoa.
                Mực nho màu/giấy. Cỡ 26.5cm x  34cm. Vẽ năm ? .


   Quân Khả. Tứ bình/ Bốn loại Hoa.
                Mực nho màu /giấy. Cỡ 36cm x 47.5cm. Vẽ năm ? .



                                        Sơn thủy.  Mực nho /giấy. Cỡ  19cm x  36cm. Vẽ năm ?.


                                    Hoa điểu.  Mực nho màu /giấy. Cỡ  35cm x  67cm. Vẽ năm 1993.



                                  Trúc thủy.  Mực nho màu /giấy. Cỡ  38cm x  94.5cm. Vẽ năm 1961.


               Trùng Cát Cư Sĩ. Mỹ nhân. Mực nho màu /giấy. Cỡ  31cm x  88cm. Vẽ năm 1942.


               Trùng Cát Cư Sĩ.  Sơn thủy. Mực nho màu /giấy. Cỡ  26cm x  98cm. Vẽ năm 1944.


       Trương Quýnh Sơ. Tứ bình bốn loại hoa. Mực nho màu /giấy. Cỡ  46cm x 34.5cm. Vẽ năm 1950.

        Trương Quýnh Sơ. Tứ bình bốn loại hoa. Mực nho màu /giấy. Cỡ  46cm x 34.5cm. Vẽ năm 1950.

       Trương Quýnh Sơ. Tứ bình bốn loại hoa. Mực nho màu /giấy. Cỡ  46cm x 34.5cm. Vẽ năm 1950.

        Trương Quýnh Sơ. Tứ bình bốn loại hoa. Mực nho màu /giấy. Cỡ  46cm x 34.5cm. Vẽ năm 1950.


                 Uông sĩ Thận. Cúc Thạch. Mực nho /giấy. Cỡ 29.5cm x 84.cm. Vẽ năm Tân Dậu (1741).


            Uông sĩ Thận. Mai Trúc. Mực nho /giấy. Cỡ 30.5cm x 83.cm. Vẽ năm Tân Dậu (1741).


                        Mẫu đơn Trĩ. Mực nho màu /vải sa teng. Cỡ  41cm x  116cm. Vẽ năm 1953.


                           Tĩnh vật.  Mực nho màu trên giấy.  Cỡ 32cm x 45cm. Vẽ năm 1950.



                                       “  Trạo ca thanh tại thủy vân gian ”. 

         Tác giả: Ngô ngọc Anh ( Học trò Lương thiếu Hàng, cùng thời với HS. Lý tùng Niên ). Vẽ năm Quý Sửu.  癸丑 (1973).  Kích thước: 59cm x 119cm.


                                    THƯ PHÁP TRUNG QUỐC.

        Thư pháp là nghệ thuật viết chữ của Trung Quốc có nguồn gốc rất lâu đời, với các dụng cụ hỗ trợ không thể thiếu. Được gọi là Văn phòng tứ bảo. (Giấy , mực, bút và nghiên). Thư pháp vả hội họa của Trung Quốc luôn gắn liền với ấn chương. Một nét đặc thù trong văn tự học ảnh hưởng không nhỏ đến một số nước láng giềng chung quanh. Người Trung Quốc cũng thường dùng thư họa để rèn luyện tính kiên nhẫn cho mình. Nơi nào có Hoa kiều là nơi đó có thư pháp vì nó luôn là nền tảng của giáo dục, giao dịch cũng như đôi khi làm quà tặng không thể nào thiếu trong cuộc sống đời thường...



                                             VĂN HUYỄN TRẦN ( 文幻塵).Hiệu. Sa môn Huyễn Hư.
                             TĨNH.  Mực nho /giấy. Cỡ 34cm x 88.5.cm. Viết năm Đinh Sửu (1937).

          Bức thư Pháp này viết chữ TĨNH theo lối đại tự. Nét rất mạnh và động. Trái ngược hoàn toàn với bản chất ngữ nghĩa của chữ Tĩnh. Đó cũng chính là cái độc đáo trong nghệ thuật thư pháp. Người viết có thể dựa vào bản chất của ngữ nghĩa mà viết lên điều mình muốn chuyển tải. Ví dụ như trong bức thư pháp này. Ngoài chữ TĨNH thật lớn ra. Trong bụng còn có hàng chữ " TÂM TỨC KHỞI THIỀN ĐỊNH ". Nếu đọc tách làm hai phần riêng lẻ giữa hai câu nó sẽ không trọn vẹn. Còn như ta đọc môt mạch từ ngoài vào trong: " TĨNH TÂM TỨC KHỞI THIỀN ĐỊNH " câu sẽ trọn vẹn ý nghĩa và hay hơn và chữ TĨNH lớn ở bên ngoài ôm trọn chữ " Tâm tức khởi thiền định " giống thân xác con người ôm ấp quả tim bên trong. Nếu hàng chữ nhỏ đó mà viết ở một vị trí nào đó bên ngoài thì không còn gì phải bàn nữa. Ngoài cái ý vừa nêu ra. Nó còn cho ta thấy cái triết lý TĨNH mà ĐỘNG hay ngược lại trong cách thể hiện nét bút trên mặt giấy. Càng suy gẫm ta càng thấy có một cái gì đó đáng làm cho ta phải suy nghĩ. Điển hình như khi treo nó trong nhà. Khi ta nhìn thấy nó chắc tâm của ta sẽ giảm đi bớt cái sôi động, dằn vặt bởi cuộc sống hàng ngày. Quả là độc đáo.



     Lý tùng Niên. Mực nho /giấy. Cỡ 25cm x 44cm. Viết năm 1980-1985. Đề tặng Phạm văn Cầu.



                           Lý tùng Niên. Mực nho trên giấy. Cỡ: 36.5cm x 68.5cm. Viết năm 2003.


             Họa sĩ Lý Tùng Niên Quê ở Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung quốc). Là thế hệ thứ hai ở Việt Nam của phái tranh Lĩnh Nam, họa sĩ có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật phái tranh Lĩnh Nam. Cá tính và tinh thần sáng tạo của ông được thể hiện rõ nét qua từng tác phẩm. Trong tranh của ông có núi non trùng điệp, cây cổ thụ cao tận trời xanh, những áng mây lơ lửng trôi... được thể hiện qua từng nét mực đậm nhạt với đề tài vô cùng phong phú. Bố cục hài hòa, thủ pháp sáng tạo được trình bày một cách tự nhiên, khiến người xem như cảm nhận được sự uy nghi của núi non hùng vĩ, cảm nhận được nỗi niềm của họa sĩ ẩn chứa trong tranh. Ông đã được Hội Nghệ nhân Dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam, là họa sĩ tranh thủy mạc đầu tiên được nhận danh hiệu cao quý này. Một số tác phẩm của Họa sĩ Lý Tùng Niên Đọc Xuân thu đồ - Tác phẩm Hội quán Tuệ thành tặng Chùa Quan Thánh Phan Thiết Sắc xuân Lĩnh Nam Chúc phúc Tử vân thúy vũ Ngũ đức đồ Sếu bên ao sen Tiếng thu Hòn gà chọi – Vịnh Hạ Long Một góc Ngũ Hành Sơn Dưới gốc đa                       
                                                                                                                    ttvhq5.com.vn



                                 Thư pháp. Mực nho /giấy. Cỡ 34cm x 134.5cm. Viết năm 1971.



                                  Thư pháp. Mực nho /giấy. Cỡ 49cm x 94.5cm. Viết năm 1997.


                              Thư pháp Bách Thọ. Mực nho /giấy. Cỡ 54cm x 135.5cm. Viết năm ?.


                                    Thư pháp. Mực nho /giấy. Cỡ 39.5cm x 108cm. Viết năm 1998.



    
                      Thư pháp Phạm hoàng Quân. Mực nho /giấy. Cỡ 33cm x 94.5cm. Viết năm 2002.
                         (  Học giả, Nhà nghiên cứu Hán Nôm, thư pháp gia người Việt Nam ).


                   Phong kiều dạ bạc. Bản rập mực nho /giấy. Cỡ 68cm x 130cm. Rập bản năm 1982.


                 Thư pháp Phùng quốc Tài. Mực nho /giấy. Cỡ 68cm x 137.5cm. Viết năm 1924.



                                            Thư pháp Phùng quốc Tài giả mạo. 70cm x 138cm.




Thư pháp bộ 02 tấm. Mực nho /giấy. Cỡ 33cm x 132cm. Viết năm 1992. 
Quốc Tế thư đạo Thống soái Hồ xương Tiển viết ở độ tuổi 93.



Thư pháp. Mực nho /giấy. Cỡ 35cm x 75cm. Viết năm 1941.



Thư pháp. Trương học Lương. Hai tấm bộ. Mực nho /giấy. Cỡ 26cm x 152cm. Viết năm ?.




                                 Thư pháp. Mực nho trên giấy. Kích thước: 70cm x 127cm.




 Thư pháp. Mực nho trên giấy. Kích thước: 70cm x 127cm.





TRANH  TRUNG QUỐC IN ĐÁ CÓ TÔ MÀU TAY.


        Đây là giòng tranh được phát triển khá lâu ở Trung quốc. Nó dùng thay thế cho những nhu cầu của giới bình dân không đủ sức mua những bức tranh vẽ bằng tay. Thể loại này hầu như quốc gia nào cũng phát triển. Một phần để đáp ứng cho nhu cầu học thuật và minh họa những gì cần thiết cho xã hội. Ngày nay thể loại này ít xử dụng vì đã có máy móc thay thế...




 Lão Tử . Mực nho /giấy. Cỡ 31cm x 78cm. Vẽ năm  Nhâm Thân? ( 1992? 1932? ).
Tô thêm màu xám và màu hồng nhạt. Rắc thêm phấn trắng khi sau bồi thành phẩm.




 
Bái thạch. Mực nho /giấy. Cỡ 31cm x 78cm. Vẽ năm Nhâm Thân?.( 1992? 1932? ).
Tô thêm màu xám và màu hồng nhạt. Rắc thêm phấn trắng khi sau bồi thành phẩm.




                   Hai nhà thơ . Mực nho /giấy. Cỡ 31cm x 78cm. Vẽ năm Quý Dậu ?.( 1963? 1903?).
                     Tô thêm màu xám và màu hồng nhạt. Rắc thêm phấn trắng khi sau bồi thành phẩm.




Chung Quỳ . Mực nho /giấy. Cỡ 31cm x 78cm. Vẽ năm Quí Dậu? ( 1963? 1903?).
Vẽ dặm một số nét màu xám vào người và con ngựa, màu chu sa trên áo. Rắc thêm phấn trắng khi sau bồi thành phẩm.


   
   Phương pháp vẽ người của Trung Quốc mang tính ước lệ. Những nhân vật quan trọng luôn luôn được vẽ to hơn. Không đúng tỷ lệ như hội họa phương Tây. Cách thể hiện trong hội họa Trung Quốc đều thông qua mực nho và giấy. Một kỹ thuật thể hiện mang tính truyền thống có những qui định cách mô tả những đặc điểm của sự vật bằng những thuân pháp ( nét bút ). Cơ bản là dựa vào nét của chữ viết. Gọi là “ Vĩnh tự bát pháp ”. Tám tư thế của nét bút rút ra từ năm nét chính của chữ “ Vĩnh ”.
          1-       Hoành ( nét ngang )
          2-       Trực    ( nét sổ thẳng )
          3-       Phiệt    ( nét phẩy )
          4-    Nại       ( nét mác )
          5 -   Câu      ( nét móc )
          6-   Chiết    ( nét gãy )
          7-    Khiêu   ( xốc )
          8-    Điểm    ( chấm )
( Dựa theo cuốn Tự học chữ Nho của Lưu Khôn. Trang 18. XB 1968 Saigon ).
   
      Từ những nét cơ bản đó các họa gia sáng tạo ra thêm những đường nét mới lạ đưa vào trong tranh của mình. Sự phát triển không ngừng càng làm tăng thêm tính đa dạng của hội họa trung Quốc. Rất tiếc là sự phát triển này bị mai một bởi tinh thần gia truyền. Không phổ biến ra ngoài đã làm cho bị thui chột không phát huy được cái tinh hoa của nó. Cộng với sự truyền thông, phổ cập bị hạn chế càng làm cho mai một thêm. Hiện nay trong cộng đồng người Hoa trong Cholon cũng chưa thấy có họa sĩ nào phát huy được cái tinh túy của những thuân pháp về sơn thủy hay nhân vật do cha ông họ để lại. Nguyên nhân có phải là do không được sự chỉ dẫn đến nơi đến chốn hoặc thiếu tài liệu tham khảo mà đình đốn lại như vậy chăng? Hay do một lý do nào khác?Đó cũng chính là sự trăn trở của họ khi nhìn vào quá khứ và hiện tại.

Cauminhngoc

2 nhận xét:

  1. em có bức họa của Trung Quốc muốn nhờ web xem giúp là tranh gì, vẽ thời nào. Nếu được liên hệ giúp em email: transonds@gmail.com. SĐT: 0943.746.394

    Trả lờiXóa
  2. em có bức họa của Trung Quốc muốn nhờ web xem giúp là tranh gì, vẽ thời nào. Nếu được liên hệ giúp em email: transonds@gmail.com. SĐT: 0943.746.394

    Trả lờiXóa