TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.
Tiền thân của loại tranh khắc gỗ của Nhật Bản vốn là những tập truyện tranh dân gian. Câu truyện được vẽ minh họa xong đem khắc lên những miếng
gỗ khổ nhỏ rồi in lên giấy bằng mực đen đóng thành tập đem bán. Từ hình thức truyện
tranh. Lâu dần do sự cạnh tranh, cùng sự phát triển do việc đòi hỏi phải sự hấp dẫn, mới lạ. Các phường cho in ra những hình ảnh từng tờ rời có
khổ lớn. Để cho mọi người có thể mua về dán những nơi tùy thích trong nhà. ( Nhà Nhật các vách ngăn nhau bằng khung gỗ dán giấy ).
Khi còn sơ
khai của loại này. Các Phường cho in những nét chính bằng mực đen xong. Họ dùng
bút tô thêm đôi ba màu phẩm xanh, đỏ rực rỡ vào cho đẹp. Với những kích
thước rất đa dạng. Không bắt buộc. Không có một chuẩn mực nào nhất định cho các
họa sĩ. Có lẽ tùy vào khổ giấy to hay nhỏ nguyên thủy rồi cũng tùy theo bản vẽ gốc, từ đó phường thợ sẽ xếp theo khổ yêu cầu rồi rọc ra từng miếng nhỏ để in. Thông thường loại này có bề ngang nhỏ nhất cỡ
13cm. Bề dài lớn nhất cỡ 38cm. Với đề tài về Anh hùng, phong cảnh. Hình ảnh sinh hoạt đời thường. Các cô kỹ nữ và các ngành nghề phổ thông trong
dân gian..v v.. . Vào thời sơ khai, kỹ thuật chưa cao nên chỉ thực hiện được khoảng ba bốn bản gỗ có vỗ màu
mà thôi. Sau này tay nghề được nâng cao nên mới có nhiều màu. Mọi người có thể mua về dán vào vách trong những dịp lễ hội cho vui nhà. Giống như loại tranh Đông Hồ của Việt Nam ta.
Điển hình qui trình thực hiện cho một tấm
tranh.
Khi thực
hiện một bản tranh khắc gỗ này không phải một người mà là cả một nhóm người.
Gọi là Phường. Đứng đầu luôn luôn là một thợ cả hay chính họa sĩ với những tác phẩm do chính họ
sáng tác. Dưới tay họ là một nhóm thợ lành nghề. Rồi tùy theo trình độ của mỗi
cá nhân mà được giao cho những công việc từ khó đến dễ cho phù hợp. Phân làm
hai lớp: Lớp chuyên chế tạo các bản gỗ dựa theo mẫu tranh vẽ của họa sĩ. Lớp
chịu trách nhiệm dùng bản gổ vỗ mực màu để in qua giấy thành tranh. Người họa
sĩ sẽ là người chịu trách nhiệm sau cùng, kiểm tra, sửa chữa các bản khắc trên
những miếng gỗ cho thật vừa ý mình sau đó mới cho đem in. Trong lúc in thử
người họa sĩ cũng phải theo dõi trực tiếp để kịp thời sửa chữa, chấn chỉnh
những sai sót nếu có cho thật hoàn hảo, rồi mới in hàng loạt. Những bản in hoàn
mỹ vừa ý đầu tiên này sẽ được lấy nó làm chuẩn. Tấm chuẩn này được đóng vào một
con dấu với hai chữ “ Bản Nguyên” để phân biệt với những bản in thường. Giới
nghiên cứu có khuyến cáo chúng ta một vài điều quan trọng như sau:
* Có thể có sự thay đổi màu sắc trong một đợt
in.
Sự cố này
xảy ra do khi đang in bị hết màu, hay tại một lý do nào đó nên khi cho in lại
màu pha không giống được như cũ. Đôi khi còn đổi hẳn sang màu khác nữa.
* Có sự
thay đổi đường nét trong cùng một bản gỗ ngay trong thời tác giả.
Chuyện này
cũng tương tự như điều ở trên. Các nét
được khắc lên gỗ có chỗ rất mảnh. In nhiều lần bị mòn, hay bị dập bè ra. In vào
không được đẹp. Cũng có những bản gỗ in
xong được cất đi lâu ngày lúc lấy ra để in tái bản, bản gỗ bị hư hỏng, phải cho
khắc lại nên không thể giống nhau hoàn toàn, chỉ có cái dáng tương tự mà thôi.
Một số nhà
nghiên cứu phương Tây ban đầu chưa rõ chuyện này. Họ cứ dựa theo cái chuẩn mực,
cung cách của những nghệ nhân của bản xứ để đánh giá việc làm các nghệ nhân Nhật. Nên mới có sự tranh cãi
nhau. Một số vị thề bảo vệ quan điểm của mình cho đến ngày tận thế. Cũng dễ
hiểu thôi. Đối với nghệ nhân của trời Tây. Trước khi thực hiện họ có một sự
chuẩn bị, tính toán các công cụ một cách kỹ lưỡng. Dứt khoát với một số lượng.
Khổ giấy không thay đổi. Cùng một bản in trong cùng một thời điểm. In với số
lượng đã qui định nên bản in không bị hư hỏng. Sẽ không có sự khác biệt nhau bất cứ một
điểm nào về màu cũng như về nét vì cùng in trong một đợt duy nhất. Sau đó hủy bản in.
Nếu có giữ cũng sẽ không cho in lại. Trường hợp in lại sẽ có ghi chú hoặc thông báo bằng văn bản để phân biệt. Trong khi người Nhật không quan tâm đến chuyện này. Mục đích chính là thương mại. Hết cứ in lại mà bán nếu còn tiêu thụ được.
* Người
chịu trách nhiệm xuất bản đôi khi không phải chính là tác giả.
Đâu phải
ai cũng có vốn và thị trường tiêu thụ.
Nếu các họa sĩ có điều kiện thì đứng ra lập phường buôn bán. Nếu không đã có
một số nhà buôn lớn đứng ra thầu hết rồi
cho phát hành. Bởi vậy trong tranh khắc gỗ của Nhật, ngoài những con dấu chính
thức của các họa sĩ còn có thêm con dấu của nhà phát hành đóng vào.
Đây là
loại tranh chỉ tiêu thụ trong giới bình dân, do in hàng loạt nên giá cả rất rẻ.
Mọi người mua về, mục đích dán lên tường nhà vào những dịp lễ lạc, hội hè hay
để trang trí trong nhà cho vui mắt. Các phường in bán hết là cho tái bản lại.
Họ không có khái niệm gì về nghệ thuật cao siêu, mà cái chính là mưu cầu cho
cuộc sống hàng ngày của họ. Do sự cạnh tranh nhau nên ra sức làm cho thật đẹp,
thật phong phú mong gây được sự chú ý, thích thú cho mọi người để bán được
nhiều. Chính vậy những nghệ nhân điêu khắc trong giới này đã tạo ra vô số sản
phẩm trên bản gỗ thật tinh vi, sắc sảo. Cái sự cần cù, tỉ mỉ, khéo léo của họ
thật đáng khâm phục. Những nét bút của họa sĩ vẽ trên giấy bất kỳ như thế nào.
Có mảnh như sợi tóc họ cũng thực hiện
được qua bản khắc không mấy khác biệt.
Về nhóm thợ in. Công việc của họ cũng phải nói là một kỳ công. Mỗi một màu là
một lần in. Không hiểu họ sắp xếp, lấy chuẩn như thế nào. Nhưng lúc họ in xong
ta quan sát thật kỹ thấy hai màu nằm cạnh nhau chính xác đến mức không ngờ. Có
thể nói cái tính tỉ mỉ, kiên trì của người Nhật đã làm cho giới nghệ sĩ phương
Tây nghiêng mình bái phục. Cái cung cách làm việc vô tư, theo tập quán trong
cuộc sống chứ không phải mục đích là làm để đời. Ngay người Nhật lúc đó cũng
không thèm để ý gì đến nhóm này. Họ bị
giới thượng lưu đánh giá rất thấp. Không được coi trọng như những họa sĩ vẽ tranh thủy mặc. Không hiểu cái tên “Phù thế hội” chỉ danh
của loại hình này có ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa nào đó hay không?
Mãi
đến khi người Phương Tây du nhập vào nước Nhật. Họ phát hiện ra tại đất nước
này có một mảng nghệ thuật dân gian đặc trưng, độc đáo tiềm ẩn một sức lôi cuốn
mãnh liệt làm say mê lòng người. Họ sưu tầm mang về bổ xung cho bộ sưu tập của
mình. Những học giả, những nhà nghiên cứu nghệ thuật Tây phương đã để mắt đến
tìm hiểu và thi nhau viết bài giới thiệu, viết sách ca ngợi, không tiếc lời.
Cũng nhờ thế mà cả thế giới mới biết đến loại tranh khắc gỗ tuyệt vời của người
Nhật. Phái Ấn tượng của Phương Tây ảnh hưởng luồng tranh khắc gỗ của nhật rất đậm đà. Cụ thể. Matisse, Gauguine, Vangogh...v..v....KÍCH THƯỚC GIẤY CỦA TRANH.
Khổ giấy của tranh cũng là một điều làm cho các nhà nghiên cứu muốn phát khùng vì kích thước rất không đồng nhất của nó . Khổ tranh lệ thuộc vào khổ giấy nguyên thủy. Các nhà sản xuất giấy làm bằng thủ công nên sự xê dịch không thể nào tránh khỏi. Mỗi tác giả lại có cách xử lý giấy cho phù hợp với tranh vẽ của mình, cho nên càng thêm rối rắm.
Cuối cùng mọi người thống nhất lấy một con số để định dạng tạm thời có sai số khá rộng. Có thể lên đến vài phân cho mỗi chiều. Dưới đây là một số kích thước phổ biến thường thấy nơi các bức tranh.
Chuban. 26cm x 19cm.
Chutanzaku 38cm x 13cm ( Cỡ Oban xẻ dọc ).
Hoshoban 33cm x 15cm.
Oban. 39cm x 26.5cm. Cỡ phổ biến nhất.
O .Hoshoban 38cm x 17cm.
TÊN TÁC GIẢ XẾP THEO MẪU TỰ PHIÊN ÂM LATIN.
0I - EIRI (1790).
Tình nhân. Cỡ: 18.2cm x 27cm.
02 - EISEN (1790 - 1848 ).
Cô gái bên gương soi. Cỡ: 21.3cm x 31.8cm.
03 - EISHI (1756 -1829).
04 - EISUI ( 1790 ).
Cô gái lau đĩa. Cỡ: 24.5cm x 35.8cm.
02 - Cô gái đứng ngoài hiên. Cỡ: Chuban (20.2cm x 30.5cm).
06 - HARUNOBU (1725 -1770).
Nói thầm ngoài hiên. Cỡ: 21.3cm x 27.6cm).
07 - HARUSHIGE (1747 -1818).
Hai cô gái ngoài hiên. Cỡ: 20.5cm x 29cm).
08 - HIROSHIGE.(1797-1858).
09 - HOKUSAI ( 1760 - 1849 ).
01 - Làm muối. Cỡ: 22.3cm x 29cm.
02 - Quái nhân và mỹ nữ, Cỡ: 24cm x 29cm.
03 - Soi gương. Cỡ: 16.2cm x 34cm.
04 - Say rượu. Cỡ: 22cm x 34cm.
10 - KAIGETSUDO( 1671 - 1743).
Vuốt tóc. Cỡ: 14cm x 34cm.
11 - KIROHYRO.(?).
02 - Thổi sáo. Cỡ: 21.2cm x 29cm.
12 - KIYONAGA. (1725 - 1815 ).
02 - Sau khi tắm. Cỡ: 24.5cm x 36.8cm.
13 - KUNISADA (1772 - 1810 ).
Cô gái ngoài hiên. Cỡ: 19.9cm x 30cm.
14 - KUNISADA. (Toyokuni III).
15 - KUNIYOSHI ( 1787 - 1861).
01 - Giết quái thú. Cỡ: 21.3cm x 29cm.
02 - Thiền sư trong bão tuyết, Cỡ: 24.5cm x 36.5cm.
16 - KURIUSAI ( 1770 ).
Các cô gái đi dạo. Cỡ: 24.4cm x 36.8cm.
17 - MASANOBU ( 1767 - 1818 ).
22 - SHUNVEI ( ? ).
A / BỘ 03 TẤM.
01 - Mò ngọc trai.
01 - Nghỉ ngơi. Cỡ: 21.3cm x 26.9cm ( Ba tấm một bộ ).
04 - Đạt Ma Sư Tổ. Cỡ: 20.1cm x 28.8cm.
10 - Hạc đỉnh hồng đang hót. Cỡ: 14.7cm x 29cm.
12 - Đi dạo trên bờ biển. Cỡ: 21.2cm x 34.3cm.
13 - Trò chơi con cá. Cỡ: 22.3cm x 34.5cm.
Chi tiết 02. Ở giữa. Tên tác phẩm ghi bằng tiếng Anh.
Chi tiết 03. Cạnh ngoài cùng bên phải. Chữ ký tác giả.
Chi tiết 04. Con dấu của tác giả trong tranh.
01 - Lễ chùa. Cỡ: 25.5cm x 40cm.
Cái dù. Cỡ: 21cm x 25cm.
18 - MASANOBU ( Ukumura ). (?)
Cô gái và con gà . Cỡ: 21cm x 25cm.
19 - SHARAKU ( 1794 )
Chân dung Myyakoza. Cỡ: 20.5cm x 29cm.
Chân dung...Morita Kanya VIII. Cỡ: 13cm x 18.3cm.
20 - SHIGENAGA ( 1695 - 1756 ).
Cõng đá qua sông. Cỡ: 17.4cm x 34.3cm.
21 - SUNCHO ( 1726 - 1793 ).
01 - Mưa rào. Cỡ: 19.5cm x 29cm.
02 - Cô gái và con mèo. Cỡ: 17cm x 33.9cm
22 - SHUNVEI ( ? ).
Cầu mưa. Cỡ: 21cm x 29cm.
25 - TOYONOBU ( 1711 - 1785 ).
26 - UTAMARO ( 1753 - 1806 ).
A / BỘ 03 TẤM.
01 - Mò ngọc trai.
02 - Mò ngọc trai. Cỡ: 21.3cm x 26cm ( Ba tấm một bộ ).
03 - Mò ngọc trai. ( Ba tấm một bộ ). Cỡ: 21.3cm x 26cm
02 - Buổi sáng thức dậy.
01 - Buổi sáng thức dậy. Cỡ: 18.5cm x 27cm ( Ba tấm một bộ ).
02 - Buổi sáng thức dậy. Cỡ: 18.5cm x 27cm ( Ba tấm một bộ ).
03 - Buổi sáng thức dậy. ( Ba tấm một bộ ). Cỡ 18.5cm x 27cm.
03 - Mò ngọc trai. ( Nghỉ ngơi ).
02 - Nghỉ ngơi. Cỡ: 21.3cm x 26.9cm ( Ba tấm một bộ ).
03 - Nghỉ ngơi. Cỡ: 21.3cm x 26.9cm ( Ba tấm một bộ ).
B / BỘ MỘT TẤM.
01 - Thổi lửa. ( Bộ 02 tấm. Thiếu tấm bên trái ) Cỡ: 17.2cm x 27cm.
02 - Che dù dưới mưa. Cỡ: 24.5cm x 35.7cm .
03 - Xăm mình. Cỡ: 20.3cm x 25cm.
04 - Thổi nến. Cỡ: 24.5cm x 36.8cm.
05 - Cô gái và cây quạt. Cỡ: 24.5cm x 36.8cm.
27 - YOSHINOBU (?)
Đọc thư dưới đèn. Cỡ: 21cm x 27.8cm.
28 - YOSHITOSHI (?)
Cô gái đi ngoài hiên. Cỡ: 24.6cm x 35.6cm.
TRANH CHƯA RÕ TÁC GIẢ.
01 - Bồ Tát ngự tòa sen. Cỡ: 20cm x 28.8cm.
02 - Bồ Tát cỡi bò. Cỡ: 24.6cm x 35.6cm.
03 - Kim thân Bồ Tát. Cỡ: 20.6cm x 29cm.
05 - Quan Âm Bồ Tát cho ngọc quí . Cỡ: 24.6cm x 35.6cm.
06 - Chân dung Thiền sư JION DAISHI. Cỡ: 21.5cm x 29.1cm.
07 - Thất Hiền. Cỡ: 24.2cm x 36.5cm.
08 - Tam thập lục ca tiên. Cỡ: 21cm x 25cm.
09 - Tam giáo. Cỡ: 23.7cm x 28cm.
11 - Hạc đỉnh hồng đang bay. Cỡ: 15.5cm x 29cm.
14 - Thuyền buồm. Cỡ: 22.4.cm x 35.1cm.
15 - Sơn thủy. Cỡ: 23.3cm x 28.5cm.
16 - Dâng đàn. Cỡ: 20.5cm x 28.5cm.
17 - Trong tửu điếm. Cỡ: 18.7cm x 31cm.
18 - Gia đình Gà. Cỡ: 20cm x 29.3cm.
TRANH KHẮC GỖ HIỆN ĐẠI.
KAORU KAWANO
Born: 1916; Hokkaido, Japan
Died: 1965
Field: printmaking
Nationality: Japanese
Art Movement: Sōsaku-hanga
Kaoru Kawano was born in Hokkaido and studied at the Kawabata Art School beginning in 1934. He had his first prints accepted by the Japan Print Association in 1944. By the 1950s he began to exhibit more frequently in shows around the world. None of his prints, not even his (apparently early) limited edition prints, are dated.
( Nguồn Wikipaintings)
Kaoru Kawano. Song Hạc. Cỡ 30cm x 60cm. Xuất hiện khoảng giữa TK 20.
Chi tiết 01. Cạnh ngoài cùng bên trái. Tên tác phẩm ghi bằng tiếng Nhật.
Chi tiết 03. Cạnh ngoài cùng bên phải. Chữ ký tác giả.
Thủ bút bằng bút chì của tác giả ghi ở riềm dưới và con dấu đóng vào trong tranh.
CHƯA RÕ TÁC GIẢ.
02 - Cái cổng nhà. Cỡ: 25.5cm x 35cm.
TRANH CỔ. THỜI MINH TRỊ CHO THỰC HIỆN LẠI
TRÊN BẢN GỖ GỐC !?
HARUNOBU./ BỘ 06 TẤM.
Bộ tranh này có 06 tấm .Cỡ 22.3cm x 31.4cm.
Nghi ngờ không phải bản gốc. Có thể bộ này được cho in vào cuối TK 19 và đầu TK 20. Vào thời Minh Trị thiên Hoàng cho thực hiện lại trên bản khắc gỗ cũ với mục đích giới thiệu quảng bá nền văn hóa cổ. Một vài tờ trong bộ này không có chữ ký in của tác giả Harunobu. Tờ thứ sáu trong bộ có khắc in tên người chịu trách nhiệm xuất bản. Kyosen ( Cự Xuyên ) và con dấu riêng.
01 - Dạo chơi.
02 - Một mình...
03 - Ngoài hiên,
04 - Chiếc đèn lồng.
05 - Hái hoa Anh đào.
06 - Đánh đàn tranh...
Bìa
Tẹp đựng 06 tấm tranh và tờ giới thiệu từng tấm.
TRANH LỤA NHẬT BẢN.
01 - Thiếu nữ ngắm trăng. Cỡ:
02 - Sơn thủy. Cỡ: 51cm x 38.5cm.